Lúc nào cũng cảm thấy lạnh là mắc bệnh gì?

Những người có sức khỏe kém hoặc mắc bệnh mạn tính có thể luôn cảm thấy lạnh

Vì sao thấy lạnh hơn khi trời nồm?

10 lý do phụ nữ luôn cảm thấy lạnh hơn nam giới

Luôn cảm thấy lạnh là bệnh gì?

5 cách giảm đau khớp trong ngày Đông lạnh

Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh bởi một cơ chế phức tạp liên quan đến nhiều hệ thống khác nhau. Vùng dưới đồi trong não đóng vai trò như một bộ điều nhiệt, đưa ra các tín hiệu để kiểm soát nhiệt hoặc làm mát. Nó cũng chỉ thị cho tuyến giáp làm giảm hoặc tăng sự trao đổi chất - giám sát việc đốt cháy calo để tạo ra nhiệt và năng lượng. Mỡ trên cơ thể giúp duy trì nhiệt, dòng máu lan truyền nhiệt đi khắp cơ thể. Những người có sức khỏe kém hoặc mắc bệnh mạn tính có thể cảm thấy lạnh hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy lạnh. 

1. Thiếu ngủ

Một đêm mất ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau mà còn ảnh hưởng đến cách mà cơ thể kiểm soát nhiệt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thiếu ngủ làm giảm nhiệt độ ở bàn chân và bàn tay. 

Luôn cảm thấy lạnh có thể do bạn ngủ không đủ

2. Thiếu máu

Thiếu máu là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn luôn cảm thấy lạnh, đặc biệt là bàn tay và chân. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh cần thiết để cung cấp oxy cho mô cơ. Cơ thể sử dụng các tế bào hồng cầu hiện có để cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng, do đó, sự lưu thông máu đến các chi kém đi. 

3. Quá ít mỡ (chất béo) hoặc thiếu cân

Chất béo giúp cách nhiệt. Nếu bạn có quá ít chất béo, bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị thiếu cân (BMI dưới 18,5), cơ thể có ít calo hơn để đốt cháy tạo nhiệt. Sự trao đổi chất của bạn chậm lại khi cơ thể cân bằng lượng calo và bạn cảm thấy lạnh hơn. 

Xem thêm: Cách đo chỉ số cơ thể BMI

4. Biếng ăn

Biếng ăn là một rối loạn ăn uống, khiến người bệnh thường bị đói, mất trọng lượng quá mức. Có nghĩa là lượng chất béo trong cơ thể thấp, không thể cách nhiệt để giữ ấm. 

5. Hiện tượng Raynaud

Hiện tượng Raynaud là bệnh có thể khiến mạch máu co thắt. Điều này khiến lưu lượng máu đến tai, ngón tay, ngón chân và mũi có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh. Khi máu chảy trở lại, các bộ phận này có thể chuyển sang màu đỏ, sau đó trở lại màu bình thường.

6. Bệnh động mạch ngoại biên

Bàn chân và cẳng chân luôn lạnh là dấu hiệu thường thấy của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Những người bị PAD bị tắc nghẽn trong động mạch cung cấp máu đến chân do sự tích tụ mảng bám. Các triệu chứng khác bao gồm: Đau chân khi đi bộ, đôi khi trong thời gian nghỉ ngơi, tê chân, loét chân, ngón chân màu xanh. Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc PAD vì lượng đường trong máu cao, có thể làm hỏng các thành mạch máu, làm cho chúng dễ bị tích tụ mảng bám. 

7. Đái tháo đường

Những người bị bệnh đái tháo đường có mức đường huyết cao bất thường. Điều này có thể gây tổn thương thần kinh, các dây thần kinh ở bàn chân và chân bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người bệnh có thể có cảm giác tê liệt hoặc lạnh, nóng, đau, ngứa ran ở bàn chân và chân. 

8. Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) 

Bệnh đau cơ xơ là một chứng bệnh gây đau khắp cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đúng cách và thường cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng. Các dấu hiệu khác gồm: Mệt mỏi, nhạy cảm với cơn đau, khó ngủ, đau đầu, hội chứng ruột kích thích, suy giảm trí nhớ, khó tập trung. 

9. Suy giáp 

Luôn luôn thấy lạnh có thể là một dấu hiệu cảnh báo suy giáp. Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến sự trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm của cơ thể. 

10. Suy nhược thần kinh

Vùng dưới đồi ở não điều khiển các hormone kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Vùng dưới đồi có bất thường có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Luôn thấy lạnh, nhịp tim chậm, đi tiểu thường xuyên, hay khát, hay thèm ăn và tăng cân đột ngột.

An An H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp